Cà phê từ lâu đã được coi như một thức uống tinh thần của người dân Việt bởi cái vị đắng đắng mà đậm đà và cái sự tỉnh táo đến kỳ diệu của cà phê mang lại. Từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có bóng dáng của những quán cà phê quen thuộc với vị cà phê bạc xỉu, cà phê đen, cà phê nâu… nhưng bạn có bao giờ để ý đến một tách Espresso được pha bằng máy pha cà phê chuyên dụng chứ chẳng hề giống với cà phê phin của Việt Nam.
Loại cà phê này hấp dẫn đến nỗi máy pha cà phê Espresso đã được đặt theo đúng tên gọi của loại cà phê này. Nếu bạn yêu thích pha chế cà phê mà chưa có cơ hội pha chế nó thì bạn còn chờ gì mà không cùng D’codeS đi khám phá 7 bước pha chế cà phê Espresso ngay sau đây.
Tìm hiểu về cà phê Espresso
Espresso có nguồn gốc từ nước Ý vào khoảng những năm 1930 với hương vị thơm ngon đậm đà rất riêng đến từ đất nước lãng mạn này. Lúc đầu Espresso chỉ xuất hiện ở những quán cà phê nhỏ tại Venice nhưng với sức lan tỏa đặc biệt của nó mà dần dần đã trở thành một loại cà phê nổi tiếng trên thế giới.
Để có thể pha chế cà phê Espresso chuẩn vị Ý đòi hỏi các Barista phải có những hiểu biết nhất định về cách sử dụng máy pha, cà phê pha, các dụng cụ cần thiết...
► ĐỌC THÊM: Cách pha một ly Americano ngon chuẩn vị
7 bước pha chế cà phê Espresso
Bước 1: Làm ấm tách đựng cà phê
Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi pha chế cà phê nhưng không phải Barista nào cũng biết. Việc làm nóng tách đựng cà phê sẽ giúp cho nhiệt độ nước ở trung tâm và quanh viền không bị chênh lệch nhau khiến cho cà phê khi được chiết ra luôn giữ được hương vị thơm ngon và nguyên chất nhất.
Do vậy trước khi pha chế các Barista đừng quên để cốc đựng( đã được lau khô) lên nắp máy pha cà phê để cốc luôn duy trì được độ nóng tỏa ra từ boiler nhé.
Bước 2: Làm sạch Portafilter và giỏ lọc
Bạn cần chắc chắn tay cầm Portafilter được làm sạch, lau khô và đủ nhiệt độ bởi khi Portafilter không được làm sạch hay ướt sẽ ảnh hưởng đến hương vị của một tách Espresso và khiến cà phê có mùi vị đắng và không ngon. Giỏ lọc bị ướt cũng sẽ khiến cà phê bị ẩm gây ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất Espresso.
Các Barista cần chú ý luôn luôn nắp tay cầm vào họng máy để duy trì nhiệt độ thích hợp của nó nhé.
Bước 3: Lượng cà phê và kích cỡ xay
Để pha chế cà phê Espresso được thơm ngon các Barista cần làm chủ được quá trình khi xay cà phê. Bạn đừng xay cà phê quá lâu hay khiến cà phê bị thô bởi lúc này sẽ dẫn tới hiện tượng chiết xuất thiếu khiến cà phê bị chua, phần body ở giữa bị yếu và thiếu mùi vị. Bạn cũng đừng nên xay quá mịn sẽ làm tắc, cháy cà phê và khiến cốc Espresso có mùi vị bị khét.
Lượng cà phê cho một shot espresso sẽ dựa vào kích thước rổ đựng của tay chiết cà phê. Tay chiết của mỗi loại máy sẽ có sự khác nhau và phụ thuộc vào từng nhà cung cấp. Các Barista sẽ cần lấy cà phê theo thông số mặc định này.
Bước 4: Làm phẳng bề mặt bột cà phê
Trước khi bạn nén cà phê bạn cần dàn đều cà phê ra trên bề mặt để đảm bảo lượng cà phê được phân bổ đều đặn trong giỏ đựng. Thông thường các Barista sẽ dùng tay để dàn đều bề mặt cà phê hoặc có thể sử dụng Distribution Tool để đảm bảo vệ sinh và thuận tiện hơn.
Bước 5: Nén cà phê
Sau khi đã dàn đều cà phê thì các Barista cần nén cà phê sao cho khi nén không bị chặt hay lỏng tay quá và không có bất cứ lỗ hổng nào còn trong giỏ lọc. Các Barista nên nén thẳng từ trên xuống, tránh việc làm bánh cà phê bị lệch dẫn tới tình trạng chiết xuất cà phê bị lỗi.
Bước 6: Chiết xuất cà phê
Cho bột cà phê đã xay mịn vào Portafilter và nén đều tay.
Các bạn hãy căn chuẩn thời gian xả nước từ 3 đến 5 giây để làm sạch Headgroup và ổn định nhiệt độ rồi lắp tay pha của Portafilter vào máy.
Để cốc dưới vòi chảy của máy pha, đóng các van lại và bật công tắc để máy chạy. Các Barista cần chú ý chiết xuất cà phê ngay sau khi cho tay pha vào máy để tránh trường hợp cà phê bị cháy và khét.
Thời gian chuẩn xác từ khi bắt đầu lắp tay pha vào máy cho đến lúc máy chiết xuất ra cà phê vào khoảng 5 đến 8 giây. Một shot cà phê Espresso có thời gian chảy từ 25 đến 30 giây và cho ra một tách Espresso chuẩn là 30ml đến 35ml.
Bước 7: Pha chế cà phê Espresso
Sau khi đã thực hiện đầy đủ 6 bước trên thì giờ chính là lúc các Barista pha chế nên một ly Espresso hoàn hảo và phục vụ khách hàng ngay thôi.
Hãy phục vụ ngay lập tức ly cà phê mà bạn vừa pha chế cho khách hàng nhé bởi cà phê để lâu sẽ mất dần đi mùi vị thơm ngon ban đầu.
Chú ý: Khi pha xong một tách Espresso các Barista cần bỏ bã cà phê ra khỏi máy và làm sạch tay cầm, bát chia nước, lưới lọc trên họng pha rồi lắp lại tay pha vào họng để thực hiện một tách Espresso khác theo đúng quy trình như trên nhé.
Trên kia D’codeS đã giới thiệu đến các bạn quy trình để pha chế cà phê Espresso thơm ngon, hấp dẫn chuẩn vị Ý. Các bạn hãy tự tay mình làm nên một tách Espresso nữa nhé.
► ĐỌC THÊM: Khóa học Barista nâng cao tại D'codeS
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista, muốn tìm hiểu về cách pha chế cà phê Espresso, hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì còn chờ gì mà không đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
Hotline: 0989959548
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes