Ngày nay có rất nhiều Barista lựa chọn hình thức tự kinh doanh thay vì làm việc ở những cửa hàng cà phê, nhà hàng - khách sạn khác. Tuy nhiên để có thể tự kinh doanh và mở một quán cà phê lại không hề dễ dàng chút nào. Đặc biệt đối với những Barista chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý. Nhưng các Barista đừng lo, nếu có “máu” kinh doanh và niềm đam mê với cà phê thì thứ các bạn còn thiếu duy nhất chính là những góp ý của D’codeS trong việc mở quán cà phê mà thôi. Vậy còn chờ gì mà không cùng D’codeS đi tìm hiểu ngay những lưu ý vô cùng quan trọng khi Barista mở quán cà phê trong bài viết dưới đây.
1 - Chọn mô hình và lên ý tưởng kinh doanh quán
Là một Barista đã có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các quán cà phê khác các bạn chắc chắn cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng trong việc chọn mô hình và lên ý tưởng khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê.
Có kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các Barista chưa có kinh nghiệm có thể dễ dàng quản lý cho các hoạt động sau này của quán cà phê. Bạn hãy lập kế hoạch thật chi tiết từ phong cách thiết kế quán, những loại đồ uống mà bạn sẽ bán hay đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới trên thị trường. Khi xây dựng kế hoạch và chọn mô hình cho quán cà phê bạn cũng cần chú ý đến xu hướng của thị trường, xu hướng đồ uống đang lên.
Ý tưởng kinh doanh của bạn càng chi tiết, rõ ràng thì bạn càng dễ dàng kiểm soát, quản lý các công việc sau này hiệu quả.
2 - Dự trù chi phí khi mở quán cà phê
Các Barista cũng cần chú ý để dự trù kinh phí khi lên kế hoạch mở quán cà phê bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể chắc chắn thực hiện được hết các kế hoạch khi mở quán.
Bạn hãy lập sẵn một bản dự trù chi phí và thực hiện theo bản dự trù đó để chắc chắn việc không bị thất thoát hoặc phát sinh các chi phí bên ngoài.
Những chi phí cần thiết khi mở quán cà phê: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí pháp lý để hoạt động kinh doanh, các chi phí trang trí, thiết kế; chi phí thuê nhân viên; chi phí các nguyên vật liệu, chi phí dự trù; chi phí marketing.
3 - Tìm và lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng
Để kinh doanh quán cà phê hiệu quả thì việc lựa chọn địa điểm cũng là một phần vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một quán cà phê. Một địa điểm tốt, đông đúc sẽ giúp quân của bạn có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng và mang lại doanh thu thuận lợi cho quán.
Trước khi chọn địa điểm thuê mặt bằng, các Barista cần chú ý đến một số những vấn đề sau: diện tích quán, chỗ đỗ xe, giá tiền thuê, lượng xe lưu thông, có khách hàng mà bạn nhắm tới hay không.
4 - Thiết kế quán cà phê
Sau khi bạn đã chọn được địa điểm cho quán cà phê thì còn chờ gì mà không bắt tay ngay vào công đoạn thiết kế quán cà phê của riêng mình.
Trước khi thiết kế hãy lên ý tưởng chi tiết về phong cách, màu sắc… đây được xem là một công đoạn khá khó khăn và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên nếu các Barista chưa có kinh nghiệm thì hãy tìm đến những bên dịch vụ chuyên nghiệp.
Bạn cũng cần chú ý một số yếu tố khi thiết kế quán như phong thuỷ, ánh sáng, nội thất hay cách trang trí nữa nhé.
5 - Xây dựng menu cho quán
Đến bước này thì quán cà phê của bạn sắp hoàn thành rồi. Là một Barista có nhiều kinh nghiệm trong việc pha chế cà phê và hiểu được sở thích của khách thì công đoạn này sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các Barista nên xây dựng menu của quán theo phong cách của riêng mình để tạo nên sự khác biệt với những quán khác nhé.
6 - Lựa chọn đồ dùng, các thiết bị pha chế
Vì có nhiều kinh nghiệm trong việc pha chế đồ uống nên chắc hẳn các Barista là người hiểu hơn ai hết các thiết bị pha chế cần dùng cho quán cà phê. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý khi lựa chọn các loại máy pha chế có chức năng đầy đủ, hợp túi tiền của bản thân nữa nhé.
7 - Tuyển dụng nhân viên
Kinh doanh quán cà phê là một ngành dịch vụ bởi vậy chất lượng phục vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự duy trì và giữ chân khách. Do đó các Barista sau khi tuyển dụng nhân viên cần có một khoá đào tạo cơ bản về vấn đề và văn hoá phục vụ. Để tối ưu chi phí thì bạn có thể thuê một số những học sinh, sinh viên làm việc Partime ở một số vị trí.
8 - Thực hiện các hoạt động marketing
Các hoạt động marketing ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và xây dựng hình ảnh quán cà phê. Bạn hãy tạo lập một số Fanpage trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… hay các tài khoản trên các ứng dụng gọi đồ như Now, Grab Food...để thu hút nhiều khách hàng hơn nhé.
Nếu Barista không có nhiều kinh nghiệm về mảng này, thì nên tuyển 1 nhân sự "chắc tay chèo" về truyền thông, marketing; hoặc các bạn nên học thêm đôi ba khoá về marketing, truyền thông để hiểu và làm việc hiệu quả hơn nhé.
Trong bài viết này D’codeS đã gợi ý giúp các Barista về 8 điều cần lưu ý khi mở quán cà phê. Có kiến thức trong tay rồi thì các Barista hay triển ngay đi nào.
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một Barista, muốn tìm hiểu về cà phê, cách pha chế cà phê máy hoặc muốn tự kinh doanh riêng thì còn chờ gì mà không đăng ký ngay những lớp học của D’codeS.
D’codeS luôn tự hào là nơi ươm mầm tài năng cho các Barista với đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhiệt tình, chuyên nghiệp, được cấp chứng chỉ SCA. Đến với D’codeS các bạn sẽ luôn được học tập trong môi trường thoải mái, tiện nghi với đầy đủ các thiết bị hỗ trợ.
Để đăng ký lớp học và được tư vấn chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng mình qua:
Facebook: facebook.com/dcodesvietnam
Hotline: 0989959548
Địa chỉ: D’codeS Coffee Lab & Campus Vietnam, 48M2 ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp tại: http://bit.ly/hoc-barista-dcodes